Thị trường bất động sản Việt Nam đang phục hồi và phát triển nhanh

Theo thống kê của chúng tôi, vốn đầu tư vào thị trường khách sạn tại Châu Á Thái Bình Dương trong nửa đầu năm nay đã tăng 13,2% lên 3,8 tỷ đô la Mỹ so với cùng kỳ năm ngoái. Có thể thấy thị trường bất động sản Việt Nam đang phục hồi và phát triển rất mạnh mẽ.

Khách sạn Việt Nam thu hút lượng lớn vốn đầu tư ngoại

Theo báo cáo đầu tư bất động sản khách sạn của của chúng tôi, trong suốt sáu tháng đầu năm nay, tổng số lượng phòng được giao dịch trên toàn khu vực Châu Á Thái Bình Dương là 14.025 phòng, cao hơn so với con số 10.976 phòng vào cùng kỳ năm ngoái.

Vốn đầu tư vào bất động sản khách sạn đang ngày càng tăng.

Nhật Bản chiếm tỷ trọng đáng kể về lượng giao dịch trong thời gian vừa qua, đóng góp năm trong số 10 giao dịch đứng đầu trong khu vực. Báo cáo ghi nhận được tổng cộng 59 giao dịch tại 11 quốc gia.

Từ báo cáo chúng tôi nhận định: “Trong tương lai, sẽ vẫn còn một nguồn vốn nhất định tìm đến những bất động sản chất lượng. Trong khi Nhật Bản được dự kiến sẽ thống trị môi trường đầu tư trong khoảng thời gian còn lại của năm 2016, dòng vốn vẫn sẽ di chuyển tích cực vào những thị trường khác như Thái Lan, Việt Nam, Hàn Quốc và Myanmar với những hoạt động giao dịch mạnh mẽ.”

Trong sáu tháng đầu năm 2016, Nhật Bản dẫn đầu về khối lượng giao dịch bất động sản khách sạn với 2,1 tỷ đô la Mỹ, theo sau là Úc (278 triệu đô la Mỹ), đại lục Trung Quốc (252.6 triệu đô la Mỹ), Việt Nam (237.6 triệu đô la Mỹ), Đài Loan (217.6 triệu đô la Mỹ) và Thái Lan (138.3 triệu đô la Mỹ). Trong đó, 10 giao dịch bất động sản khách sạn hàng đầu có giá trị lên đến gần 1.7 tỷ đô la Mỹ.

Có thể thấy: “Mặc dù giá bán tại các đô thị loại một nằm ở mức tương đối cao, song các nhà đầu tư vẫn bị hấp dẫn bởi những khoản đầu tư vào các thị trường có những yếu tố cơ bản tốt và có khả năng thu hút đầu tư trong và ngoài nước mạnh mẽ. Các nhà đầu tư cũng đang mở rộng mục tiêu của họ vào những đô thị loại hai nhằm tìm kiếm các cơ hội sinh lời tốt hơn.”

Nhìn chung, các nhà đầu tư nội địa trong khu vực vẫn đứng đầu về lượng vốn, chiếm 80% tổng số lượng giao dịch với trị giá trên 5 triệu đô la Mỹ. Úc tiếp tục là nước thu hút dòng vốn đầu tư nhiều nhất với những nhà đầu tư nước ngoài đang nổi lên, chi phối thị trường bất động sản khách sạn trong những năm gần đây.

“Tỷ suất sinh lời cao cũng như môi trường đầu tư an toàn tại Úc và New Zealand tiếp tục là yếu tố thu hút các khách hàng Châu Á. Tăng trưởng khách du lịch dài hạn từ Trung Quốc vẫn là đề tài đầu tư chủ yếu tại Úc”, theo Ông Durran.

Ông Batchelor cho biết thêm: “Sau Brexit, việc đồng Bảng Anh yếu đi có thể sẽ ảnh hưởng tới lượng khách du lịch đến từ Vương quốc Anh. Tuy nhiên, du khách Trung Quốc vẫn đóng vai trò quan trọng cho ngành du lịch của thị trường Châu Á Thái Bình Dương”.

Phòng khách sạn tại Đà Nẵng liên tục kín phòng

Theo như sự quan sát của chúng tôi, năm 2015 đã ghi nhận hơn 7,5 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam. Xét trong bối cảnh khu vực Đông Nam Á, Việt Nam chứng tỏ được vị thế trở thành điểm đến du lịch qua công suất phòng ấn tượng tại Hà Nội (75%), TP.HCM (65%) và thành phố Đà Nẵng (80%) vào thời điểm tháng 6/2016. Đặc biệt công suất phòng tại thành phố Đà Nẵng đã đạt mức kỷ lục trong vòng năm năm qua, cạnh tranh với Bangkok ở vị trí đầu bảng trong khu vực. Để tham khảo thêm về thị trường khách sạn cho thuê tại Đà Nẵng xin vui lòng xem tại đây.

Công suất thuê phòng tại Đà Nẵng đang đạt kỷ lục

Công suất thuê phòng tại Đà Nẵng đang đạt kỷ lục.

Chỉ số giá phòng bình quân và doanh thu phòng bình quân của TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng trong năm 2015 đều đạt mức cao so với các nước trong khu vực, cụ thể cao hơn Bangkok, Kuala Lummpur, Jakarta nhưng vẫn thấp hơn Singapore và Hồng Kong.

Ở thị trường khách sạn, chúng tôi nhận định, tốc độ phát triển mạnh mẽ của thị trường này vẫn đang trên đà tăng trưởng. Các đơn vị quản lý khách sạn danh tiếng trên thế giới như Accor, IHG, Marriott, Hilton và Starwood đang tiếp tục nhắm tới Việt Nam.

Quy mô đầu tư dự án khách sạn du lịch, khu phức hợp nghỉ dưỡng rất lớn. Tại những thành phố ven biển ngoài xây dựng khách sạn, các tập đoàn cũng đưa ra thị trường các sản phẩm căn hộ nghỉ dưỡng, biệt thự nghỉ dưỡng, hổ trợ chương trình cho thuê biệt thự. Tiêu biểu như các dự án cho thuê biệt thự tại Đà Nẵng.

Một số các dự án có quy mô từ các chủ đầu tư lớn như Vin Group và Sun Group, FLC, Bim Group góp phần xây dựng và phát triển các cụm du lịch ở các thành phố ven biển như Đà Nẵng, Nha Trang và mới đây là Phú Quốc với gần 200 dự án được cấp phép trong đó 25 dự án khu du lịch nghỉ dưỡng đang được xây dựng và 34 dự án dự kiến triển khai thời gian tới. Bên cạnh đó thị trường mua bán khách sạn cũng nhộn nhịp không kém cạnh với nhiều khách sạn được sang tay với trị giá hợp đồng lên tới hàng triệu đô.

Nhóm các đơn vị thương hiêu quản lý khách sạn đã có mặt tại Việt nam trong hai năm gần đây đang nhận thấy có nhiều dấu hiệu tích cực đã mở thêm các dự án thứ 2, thứ 3, thứ 4… sau 10-13 năm không có hoạt động nào mới. Một số chuỗi khách sạn và đơn vị quản lý khách sạn nổi tiếng khác như Wyndham, Holiday Inn và Pan Pacific cũng đang gia nhập thị trường bất động sản du lịch Việt Nam.

Để lại một bình luận

0913.756.339